Các kỹ sư xây dựng chia sẻ về kinh nghiệm xin việc đi làm cho các bạn trẻ
Ths Nguyễn Thế Anh từ kinh nghiệm cuộc đời mình chia sẻ về Tầm nhìn khi đi xin việc:
Các Kỹ sư cần Phân biệt giữa Lương và Thu nhập. Nhiều chỗ tuyển dụng Lương không có được cao. Nhưng mình phải xem những nơi đó có cơ hội cho mình tạo ra những thu nhập khác ngoài lương không? Có những nơi nghe lương thì thấp nhưng Thu nhập (tiền về túi bạn) lại rất cao, chưa kể các cơ hội khác như: được học tập đào tạo tốt, được va chạm các công việc của dự án lớn, môi trường tri thức cao, quan hệ mở rộng… Ở đây là chia sẻ suy nghĩ tích cực tạo thu nhập sạch, hợp pháp. Chứ không theo hướng văn hóa kiếm phong bì để xây nhà. Ngay từ lúc ra trường và đi làm tôi đã xác định ngay rằng “không kiếm tiền xây nhà bằng phong bì”.
Ví dụ hình tượng: người nghĩ ngắn chỉ thấy cái lọ hoa, người có tầm thấy vườn hoa và cả không gian tuyệt vời ngoài cửa sổ. Khi đi vào phòng bạn đang tập trung chú ý vào cái lọ hoa, bất chợt bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và bạn ồ lên thảng thốt.
Kỹ sư Phạm Tấn Phát ý kiến: “Kỹ sư trẻ không nên tìm cách “lách luật” tạo thu nhập đen. Kỹ sư trẻ tìm cách “lách luật” thì hỏng, hóa đơn, ăn bớt vật tư, đòi hỏi khi nghiệm thu, thỏa thuận với cái sai thì… mang tiếng lắm. Em nhớ có lần 1 Công ty tư vấn thiết kế gửi hồ sơ qua thẩm tra, ngay lần gặp đầu tiên đã dúi phong bì. Em không nhận và không bỏ qua 1 lỗi nào, dù là nhỏ nhất. Các Kỹ sư trẻ nên nghĩ thế này: Ngoài lương ra có nhiều thu nhập khác như dạy học, viết sách, lập trình ứng dụng. Đánh thuê dự án ngoài, môi giới,… Kỹ sư thì chắc chắn không phải loại kém rồi, thiếu gì cách kiếm tiền chân chính…”
Kỹ sư Trần Hiệp chia sẻ bức ảnh sưu tầm từ trang Kiến thức Kinh tế: Đi làm chỗ nào cũng thế thôi, chẳng chỗ nào hoàn hảo 100% cả, kể cả nhà nước lẫn tư nhân. Người trẻ đa phần lúc nào cũng muốn đi làm ở những nơi đáp ứng nhu cầu của mình 10/10. Nhưng em ơi, không có đâu. Điều này đúng bạn ạ, ở đây cũng có cái hay, có điều dở, làm sao mười phân vẹn mười được.
Kỹ sư Minh Trí chia sẻ trên nhóm Vùng kín kỹ sư: Trước đây đúng tầm nhìn hẹp, chỉ biết làm và nhận lương, trong khi công ty nhận dự án thì phần xây dựng khoán cho nhân viên phòng xây dựng luôn (cty chuyên về xử lý nước thải). Bây giờ làm ở vị trí tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thì chơi thân với CĐT, xin vài hạng mục để làm. Nói là lợi dụng vị thế để đưa đội của mình vào làm cũng không sai. Còn về vụ lậu thì không bàn ở đây ạ.
Kỹ sư Việt Bùi: (Ảnh dưới) là câu trả lời khá rõ ràng cho việc học đại học làm gì, khi cao đằng là có thể làm tốt việc rồi. Giờ thì rào cản kỹ thuật về ký hồ sơ cũng đã rõ ràng rồi. Năng lực làm việc và chịu trách nhiệm cũng được quy định rõ theo bằng cấp. Anh em nào còn trẻ, nên học bổ sung để có thể tồn tại và phát triển. Nếu chưa đạt yêu cầu ký hồ sơ. Đi xem phim thôi không có vé không qua được cửa soát vé í. Cuộc đời mỗi người cũng đi qua nhiều cánh cửa. Ths Nguyễn Thế Anh sung thêm: Chứng chỉ hành nghề xây dựng quyết định bạn có được Chủ trì công việc hay không và đôi khi quyết định bạn hưởng lương cao hơn cả nhóm. Còn Kỹ sư KTXD Trần Quang Đức nói là: Ở công ty em (nước ngoài), cứ ai đi thi được Chứng chỉ hàng nghề định giá xây dựng về báo công ty thì lương được tăng thêm 2 triệu.
Còn Kỹ sư Chu Huy thì cho rằng: Ngành nghề nào cũng vậy chứ riêng gì xây dựng, ra xã hội làm ăn bươn chải, liều thì ăn nhiều, không liều thì ăn ít. Muốn thành công thì phải chấp nhận trải qua đắng cay ngọt bùi. Làm ăn muốn kiếm được tiền thì phải chấp nhận mạo hiểm, nguy hiểm một tí nhưng trong tầm kiểm soát. Xã hội này, chỉ có làm, chịu khó cần cù thì bù siêng năng. Chỉ có làm thì mới có ăn.
Nữ Kỹ sư Bùi Thúy Hường chia sẻ: Than thở cũng nhiều rồi, chụp các bác xem bài văn cô bé lớp 3, con gái của một anh bạn học cùng ĐH với em, đọc mà ấm lòng ông bố KSXD quá. Phía sau các anh vẫn có gia đình luôn trân trọng và tự hào.
Rồi từ chiêm nghiệm cuộc đời mình, Ths Nguyễn Thế Anh lại chia sẻ: Và qua đợt dịch bệnh covid mới thấy thấm thía lời khuyên trong ảnh dưới đây. Kỹ sư xây dựng nói chung và các kỹ sư đi công trường nhất là lại xa nhà hãy nhớ: lúc kiếm được phải biết tính toán tiết kiệm “lận lưng” phòng khi sa cơ, lỡ vận chứ không phải lúc nào cũng “bát gạo thổi nốt”.
nap8no
kesre9