Cơ sở pháp lý liên quan công tác Quản lý chất lượng công trình
Công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo quy định của: Luật Xây dựng, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 26/2016/TT-BXD hướng dẫn Nghị định số 46… Danh mục được liệt kê như sau:
- Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2020.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.”
- Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Thông tư số 04/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 16/08/2019 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Thông tư số 08/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 11/11/2019 Quy định về giám sát, quản lý chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư
Trong phần mềm QLCL GXD luôn bổ sung cập nhật mới, giúp người dùng nắm rõ các quy định và cơ sở pháp lý hiện hành phục vụ người làm công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Các cơ sở pháp lý này được liệt kê trong sheet Pháp lý của phần mềm:
Phần mềm QLCL GXD có biểu mẫu Danh mục hồ sơ pháp lý nhà thầu cần có trong hồ sơ chất lượng công trình. Danh mục hồ sơ pháp lý luôn được các Kỹ sư phát triển phần mềm chú trọng cập nhật các văn bản và quy định mới nhất. Điều này giúp các Kỹ sư QA/QC QS ở công trường yên tâm, không bị lạc hậu thiếu cập nhật. Các kỹ sư QA/QC QS có thể tự lập Hồ sơ pháp lý của công trình mình theo đúng văn bản pháp luật hiện hành. Không chỉ là phần mềm nữa, bạn còn có luôn các chuyên gia về pháp lý giàu chuyên môn và kinh nghiệm ở bên mình.
Bạn click đường link sau để xem Danh mục hồ sơ pháp lý nhà thầu cần có: https://giaxaydung.vn/threads/danh-muc-ho-so-phap-ly-nha-thau-can-co- trong-ho-so-chat-luong-cong-trinh.101786
Ảnh chụp sheet Pháp lý của phần mềm:
Mời bạn xem video bài giảng do thầy Đào Duy Hải, giảng viên GXD, chỉ huy trưởng – chỉ huy phó nhiều công trình chia sẻ kinh nghiệm thực tế:
Hồ sơ pháp lý tùy theo công trình, điều kiện cụ thể có thể khác nhau, bao gồm các chỉ dẫn về các hồ sơ, tài liệu:
- Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
- Thông báo khởi công (Kèm cả kế hoạch xử lý chất thải rắn XD)
- Báo cáo triển khai thi công xây dựng
- Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công trình
- Quyết định thành lập Ban Chỉ huy công trường (kèm bằng cấp, chứng chi kèm theo, sơ đồ tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân).
- Quyết định thành lập Ban ATLĐ, VSMT, PCCC (kèm chứng chi kèm theo)
- Biện pháp thi công (trong đó có nêu các kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu, thí nghiệm,….)
- Kế hoạch tổng hợp về ATLĐ
- Tiến độ thi công
- Nhật ký thi công, nhật ký an toàn
- Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng
- Biên bản kiểm tra Điều kiện khởi công
- Biên bản kiểm tra, thống nhất phòng Las (kèm năng lực)
- Biên bản kiểm tra máy móc thi công chính – đối với các loại máy trong danh mục thiết bị quy định về an toan (kèm bằng cấp, chứng chỉ thợ hàn, vận hành xe máy)
- Hợp đồng (Đơn vị thi công với Đơn vị thí nghiệm)
- Hợp đồng (Đơn vị thi công với Các đơn vị cung cấp, thầu phụ khác)
- Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng
- Biên bản thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng (nếu có)
- “Biên bản xác định cự ly vận chuyển (kèm các hồ sơ liên quan – năng lực bãi đỗ – cấp phép, sơ đồ đường đi, kiểm định máy, thợ vận hành, xác nhận khối lượng đổ)
– Lập danh mục xe máy, thiết bị vận chuyển đất thải.
– Nghiệm thu xe máy, thiết bị sử dụng cho công trình.
– Nhật ký ghi rõ thời gian vận chuyển, khối lượng.
– Lập bảng xác nhận khối lượng đổ,
– Tổng hợp KL đổ có xác nhận của bãi đổ (Ký, đóng dấu). - Cấp phối vữa, bê tông
- Biên bản kiểm tra nhà máy, trạm trộn bê tông
Trackbacks/Pingbacks