Quản lý chất lượng công trình xây dựng và phần mềm quản lý chất lượng gxd
1. Khái niệm về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là:
1) Hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan
2) Trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.
3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
5. Quản lý hợp đồng xây dựng.
6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.
2. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định QLCL và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan chuyên môn về xây dựng nói trên) chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.
7. Đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin như: Phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (QLCL GXD), hệ thống thông tin công trình BIM, các giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud), thời gian thực (Realtime) để thực hiện quản lý chất lượng công trình.
8. Con người tham gia vào công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được đào tạo, tham gia các khóa huấn luyện như: Khóa học quản lý chất lượng công trình, lập hồ sơ chất lượng hoàn công công trình, ứng dụng phần mềm QLCL GXD.
3. Nguyên lý chung quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015
Hệ thống quản lý chất lượng-Các yêu cầu (Quality Management Systems-Requirements):
– Một tổ chức khi thực hiện công việc phải có phải có Hệ thống quản lý hợp lý để kiểm soát được chất lượng và hiệu quả công việc của mình
– Các biện pháp cơ bản để thiết lập hệ thống:
+ Ban hành chính sách chất lượng (Giám đốc)
+ Phân người quản lý chịu trách nhiệm hoặc kiêm nhiệm về chất lượng (Quality Manager) có thể là Trưởng phòng kỹ thuật
Ban điều hành chất lượng (nếu là tổ chức quy mô lớn, nếu không có Giám đốc và người QLCL)
+ Xây dựng hệ hồ sơ chất lượng (Quality documentation) gồm có:
+ Sổ tay chất lượng (Quality manual) (không yêu cầu nữa trong 9001:2015)
+ Quy trình QLCL (Quality procedure)
+ Kế hoạch chất lượng (Quality plan): Là các quy định nội bộ về ai làm? làm gì? làm thế nào? để đảm bảo chất lượng
+ Chuẩn bị nguồn lực, quán triệt và tổ chức thực hiện
+ Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng ISO
4. Thực hiện Quản lý chất lượng công trình xuyên suốt
Từ khâu khảo sát xây dựng, qua khâu thiết kế công trình đến khâu thi công:
- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
- Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
- Bảo trì công trình xây dựng
4.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
– Nắm bắt Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
– Hiểu rõ về Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng
Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải đầy đủ:
1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
2. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
3. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
4. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
5. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
7. Kết luận và kiến nghị.
8. Các phụ lục kèm theo.
Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.
4.2 Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng
– Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
– Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu
– Lưu trữ thiết kế xây dựng công trình
4.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình phải:
– Nắm bắt và thực hiện đúng Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng
– Thực hiện Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
– Thực hiện Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
– Thực hiện Giám sát thi công xây dựng công trình, Nghiệm thu công việc xây dựng
– Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình
– Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng (nếu có)
– Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
– Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
– Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
– Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, sử dụng phần mềm Quản lý chất lượng GXD để lập và lưu trữ hồ sơ.
– Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
– Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
– Thực hiện bảo hành công trình xây dựng
5. Công cụ quản lý chất lượng công trình xây dựng
– Luật Xây dựng
– Quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc: Tiêu chuẩn Việt Nam Đáp ứng quy chuẩn, Tiêu chuẩn nước ngoài Đáp ứng quy chuẩn
– Nghị định cụ thể hóa các vấn đề về quản lý chất lượng công trình, thủ tục hành chính và các thông tư hướng dẫn
– Phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD
– Hệ thống tài liệu biểu mẫu QLCL (thư viện tài liệu GXD)
– Kho lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud)
– Mô hình thông tin công trình BIM
Công cụ quản lý chất lượng công trình xây dựng thể hiện qua sơ đồ sau:
6. Các nội dung QLCL chính của Ban Quản lý dự án (Ban QLDA)
– QLCL Lập Quy hoạch của tổ chức QLDA
– QLCL Lập Dự án đầu tư của tổ chức QLDA
– QLCL Khảo sát của tổ chức QLDA
– QLCL Thiết kế của tổ chức QLDA
– QLCL Mua sắm vật tư thiết bị của tổ chức QLDA
– QLCL Thi công xây dựng của tổ chức QLDA
– QLCL Lắp đặt thiết bị của tổ chức QLDA
– QLCL Lập hồ sơ hoàn công của tổ chức QLDA
– QLCL Tổ chức công trường, an toàn và vệ sinh môi trường
6. Các nội dung QLCL chính của ban điều hành
– QLCL Hồ sơ của dự án (thiết kế, hoàn công, nghiệm thu thanh toán…)
– QLCL Vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị đầu vào sử dụng cho công trình xây dựng
– QLCL Thi công xây dựng
– QLCL Lắp đặt thiết bị
– QLCL Lập hồ sơ hoàn công
– QLCL Tổ chức công trường, an toàn và vệ sinh môi trường
– QLCL công việc của thầu phụ, các đội SXXD
– Quản lý lưu trữ và phân phối tài liệu
Tất cả các hoạt động quản lý chất lượng công trình được thực hiện thường xuyên, liên tục – xuyên suốt quá trình hình thành công trình. Tất cả cuối cùng sẽ thể hiện ở bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng (án tại hồ sơ). Sử dụng phần mềm Quản lý chất lượng GXD để lập và lưu trữ hồ sơ rõ ràng và mạch lạc. Khóa học quản lý chất lượng công trình, lập hồ sơ hoàn công công trình tại GXD giúp bạn trang bị nhiều kiến thức về quản lý chất lượng công trình.
- Chú ý: Khi làm sáng kiến hay luận văn Thạc sỹ đề tài dạng: “Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình của Ban QLDA A” hay “Nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình tại Công ty B”… hãy dành thời lượng cho giải pháp ứng dụng phần mềm QLCL GXD và đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ. Đây là nội dung rất hay cho luận văn Thạc sỹ.
- Đăng ký dùng thử phần mềm QLCL GXD tại https://gxd.vn
- Ghi danh khóa học Quản lý chất lượng công trình xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý chất lượng gxd mời liên hệ Ms Thu An 0974 889 500. Nhận đào tạo theo hợp đồng cho cả công ty, hoặc cả công trường.
Thảo luận mới nhất